Mật rỉ đường là gì? Phương pháp điều chế và tính ứng dụng

Trong suốt hơn 20 năm làm trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm vật tư hóa học, VIETCHEM đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến mật rỉ đường như: Mật rỉ đường là gì? Các tên gọi khác của mật rỉ đường là gì? Nơi nào bán mật rỉ đường giá rẻ? Mật rỉ đường nên mua ở đâu… Để trả lời những câu hỏi này, bạn hãy cùng VIETCHEM theo dõi bài viết dưới đây nhé!

TỔNG QUAN VỀ MẬT RỈ ĐƯỜNG

1. Mật rỉ đường là gì?

Mật rỉ đường là gì

Mật rỉ đường còn được gọi với những cái tên khác như là mật rỉ, rỉ mật, rỉ đường,…có tên trong tiếng anh là Molasses. Đây là một phụ phẩm có dạng chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô đặc và kết tinh.

Nguyên liệu sản xuất: có thể từ hai loại nông sản phổ biến hiện nay là mía đường và củ cải đường. Tuy nhiên, dựa trên điều kiện khí hậu và đặc điểm canh tác thì rỉ đường tại nước ta thường được làm ra từ mía.

Từ khoảng 100 tấn mía, chúng ta sẽ sản xuất được ra khoảng 3-4 tấn mật rỉ. Đồng nghĩa với sản lượng mật rỉ chiếm đến khoảng ⅓ sản lượng đường sản xuất.

2. Tính chất của Mật rỉ đường

  • Có dạng lỏng, hơi sánh và có màu nâu đen. Tuy nhiên, độ sánh và độ sậm màu của mật rỉ đường sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mật rỉ nguyên chất sẽ gần như là một dung dịch đồng nhất và có khả năng hòa tan được trong nước.
  • Có thành phần hóa học chủ yếu từ đường (đây là yếu tố dinh dưỡng quan trọng trong đó có đường đôi và đường đơn gồm Fructozơ chiếm 14%, Sucrose chiếm 43% và Glucozơ chiếm 11%. Axit amin chiếm 3% và còn lại là các chất khác)
  • Lượng đường khử của Sucrose là chiếm tương đối cao do không thể kết tinh được và phần còn lại ở dạng siro đó là mật rỉ đường.
  • Không chứa các chất xơ và lipit, bởi vậy tỷ lệ protein thô trong nó thấp không đáng kể. Ngoài ra thành phần dinh dưỡng của nó còn phụ thuộc vào giống mía, thời gian trồng, thời tiết, thu hoạch cũng như quy trình  sản xuất của các nhà máy
Mật rỉ đường thường được lưu trữ trong những can nhựa lớn

3. Phương thức sản xuất mật rỉ đường

Dưới đây là quá trình sản xuất mật rỉ đường từ mía đã được ứng dụng nhiều hiện nay:

  • Các vườn mía tới vụ thu hoạch sẽ được cắt bỏ lá, phần thân mía được giữ lại được và làm sạch rồi sau đó đem nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước.
  • Nước mía sau đó thu được sẽ đem đi đun sôi đến khi cô đặc, để có thể tạo nên các tinh thể đường.
  • Các tinh thể đường được tách ra làm thành phẩm đó là đường mía và phần mật mía còn lại vẫn tiếp tục được đem đi để cô đặc.
  • Sau khoảng ba lần cô đặc, hầu hết không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại cuối cùng chính là mật rỉ đường.

Theo thống kê hiện nay, cứ khoảng 100 tấn mía cây ép ra thì sẽ thu được từ 3 – 4 tấn mật rỉ đường nguyên chất.

Chất lượng của mật rỉ đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

4. Ứng dụng của mật rỉ đường

Dưới đây là những ứng dụng tiêu biểu của mật rỉ đường mà chúng ta có thể thấy:

  • Mật rỉ đường là nguyên liệu trong sản xuất cồn
  • Nó cũng là nguyên liệu để sản xuất nên bột ngọt chúng ta hay sử dụng ( mì chính)
  • Hóa chất này được coi là một thành phần phụ trong sản xuất thức ăn của gia súc để gia tăng độ tạo màu và tăng độ đường.
  • Là một nguyên liệu sản xuất men thực phẩm
  • Chúng ta có thể sử dụng mật rỉ để làm chất phụ gia thức ăn trong chăn nuôi bò
  • Mật rỉ được dùng để xử lý nước thải (nuôi vi sinh)
  • Nó là nguyên liệu để hoạt hoá Chế phẩm sinh học EM1 và Chế phẩm sinh học EM AQUA,…
  • Là nguyên liệu để ủ (hoạt hóa) phân bón vi sinh EMZ – USA

5. Những lưu ý khi bảo quản – sử dụng mật rỉ đường

Những lưu ý khi bảo quản và sử dụng mật rỉ đường
  • Chú ý luôn luôn bảo quản rỉ mật đường tại nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Rỉ mật đường thường sẽ có màu đen cánh dán. Sau khi lên men chúng sẽ thường bám vào sinh khối vi sinh vật và bám vào sản phẩm bởi vậy, việc tách màu mật rỉ đường ra khỏi sinh khối và sản phẩm thường rất tốn kém và gặp nhiều khó khăn. Giữa hai loại rỉ mật, loại mật rỉ từ cây mía sẽ có màu sẫm hơn màu mật rỉ nhận từ sản xuất của củ cải, cần phải được xử lý trước khi tiến hành quá trình lên men.
  • Vì hàm lượng đường khá cao (thường nằm trong khoảng 40 đến 50 phần trăm). Tất cả lượng đường này chủ yếu là saccharose do đó khi tiến hành lên men chúng ta phải pha loãng tới nồng độ thích hợp nhất như hướng dẫn.
  • Mật rỉ đường là để giúp cho vi sinh vật phát triển bởi vậy chất lượng mật rỉ đường cũng dễ dàng bị thay đổi theo thời gian bảo quản, nếu không được bảo quản tốt.

MUA MẬT RỈ ĐƯỜNG Ở VIETCHEM – UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG

VIETCHEM chuyên cung cấp những sản phẩm hóa học cho các đơn vị, công ty, xí nghiệp lớn trên cả nước trong suốt hơn 20 năm qua. Bởi vậy, để mua mật rỉ đường chất lượng nhất, với mức giá rẻ nhất thì không thể bỏ qua VIETCHEM bạn nhé! Vui lòng liên hệ với VIETCHEM qua hotline: 0826 010 010

Lời kết

Sau khi hiểu được mật rỉ đường là gì và những thông tin liên quan VIETCHEM rất mong đã giúp bạn bổ sung thêm những kiến thức mà bạn tìm kiếm.

 

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*